BẢN ĐỒ DU LỊCH TÂY NINH

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.

       Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.
       Địa điểm du lịch Tây Ninh trở thành lựa chọn của nhiều người đam mê du lịch, phượt. Tại đây không chỉ sở hữu hàng loạt điểm đến lý tưởng mà còn là các món ăn ngon mang đậm hương vị vùng miền.

NỘI DUNG CHÍNH

CĂN CỨ TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM

VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ- XA MÁT

NÚI BÀ ĐEN

Ý NGHĨA VÀ KIẾN TRÚC CỦA TOÀ THÁNH

HỒ DẦU TIẾNG

TỔNG QUAN TÂY NINH

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

KHÁCH SẠN

ĂN UỐNG

DU LỊCH TÂY NINH

CHƯƠNG TRÌNH TOUR

QR THÔNG TIN DU LỊCH TÂY NINH

QR THÔNG TIN DU LỊCH TÂY NINH

QR THÔNG TIN DU LỊCH TÂY NINH

SẢN PHẨM OCOP

DẤU ẤN NỀN VĂN HÓA ÓC EO CỔ ĐẠI - THÁP CỔ CHÓT MẠT

Tháp Chót Mạt đã được Bộ VHTT công nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937 ngày 23/7/1993.
Cũng như tháp Bình Thạnh (Trảng Bàng) hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đối với tháp cổ Chót Mạt việc xác định niên đại chưa có kết luận cuối cùng. Nhưng theo các nghiên cứu thì có thể ngôi tháp cổ Chót Mạt đã được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII sau công nguyên.
Tháp Chót Mạt Tây Ninh là một công trình kiến trúc cổ, đánh dấu cho nền văn minh Óc Eo phồn thịnh.
Với vẻ đẹp thần bí của một nền văn minh từng phát triển rực rỡ trong quá khứ, nơi đây chính là một điểm đến không được bỏ qua của nhiều du khách khi đến với Tây Ninh.


DI TÍCH ĐỒNG KHỞI TUA HAI

Tọa lạc tại ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, năm trên Quốc lộ 22B, cách thành phố Tây Ninh 7km về phía Tây Bắc. Nơi đây đêm rạng sáng ngày 26/01/1960 lúc 0 giờ 30 phút, cùng với lực lượng vũ trang miền, quân và dân Tây Ninh đã làm nên chiến thắng Tua Hai, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi vũ trang ở miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
It is located in Tua Hai hamlet, Dong Khoi commune, Chau Thanh district, Tay Ninh province on Highway 22B, and is 7 km northwest of Tay Ninh city. Here, at midnight January 26, 1960, at 0:30 a.m, together with the regional armed force, Tay Ninh troops and people made the Tua Hai victory, opening the armed Dong Khoi movement in the southeast in the resistance war against the American imperialist.

DI TÍCH KHU LƯU NIỆM
CƠ SỞ ĐẢNG ĐẦU TIÊN TỈNH TÂY NINH TẠI GIỒNG NẦN

Theo “Lược sử Đảng bộ tỉnh Tây Ninh” ghi nhận: Ba nhóm Đảng đầu tiên được hình thành ở Tây Ninh là những đốm lửa âm ỉ đã bùng lên thành biển lửa rừng cờ ngày 25/8/1945 Cách mạng tháng Tám thành công ở Tây Ninh là: Giồng Nần, Quán Cơm (huyện Châu Thành) và Phước Chỉ (thị xã Trảng Bàng).
Những địa danh đó đã ghi vào lịch sử Đảng bộ Tây Ninh. Trong đó địa danh Giồng Nần là cơ sở Đảng đầu tiên vẫn tồn tại trong lòng cán bộ, chiến sĩ và đồng bào. Và trở thành di tích lịch sử với tên gọi là: KHU LƯU NIỆM CƠ SỞ ĐẢNG ĐẦU TIÊN TỈNH TÂY NINH TẠI GIỒNG NẦN.
Khu lưu niệm cơ sở Đảng đầu tiên tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần tọa lạc tại bến Đường Xuồng, ấp Long Đại, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Từ trung tâm thành phố Tây Ninh theo tỉnh lộ 786 qua cầu Gò Chai đến UBND xã Long Vĩnh khoảng 12km, rẽ trái theo lộ nhựa liên ấp đến đầu rạch Đường Xuồng thì đến di tích.
Đồng thời, du khách có thể đến thăm khu di tích bằng đường sông bằng cách đi ghe từ Bến Đình, Trường Tây sang rạch Giồng Nần. Bến Đình, cách quốc lộ 22B chỉ độ non trăm mét, vừa là bến nước đông vui, vừa có đình Trường Tây cổ tích đã trăm năm. Thuê một chiếc ghe nhỏ gắn máy, là như chỉ có mình bạn giữa trời mây, sông nước. Ghe sẽ cắt ngang sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng, xuôi hạ lưu một đỗi chỉ 3 cây số là tới rạch Giồng Nần.
Ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Tiếp giáp với các tỉnh có phong trào cộng sản hoạt động mạnh như Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, ảnh hưởng của Đảng nhanh chóng lan rộng đến Tây Ninh.
Ông Võ Văn Lợi từ Bà Điểm (Hóc Môn) lên Giồng Nần (huyện Châu Thành), vừa sinh sống vừa tuyên truyền giác ngộ quần chúng chống Pháp. Sau gần một năm hoạt động bí mật, năm 1930, ông được chi bộ Đảng ở Bà Điểm kết nạp, rồi nhận nhiệm vụ trở lại Tây Ninh xây dựng phong trào cách mạng. Ông giác ngộ được 4 quần chúng tốt là Trương Văn Chẩn, Trương Văn Phú, Nguyễn Văn Viết, Trần Văn Luông làm nòng cốt cho phong trào với ý định thông qua tuyên truyền vận động, đến cuối năm 1930 sẽ tiến hành tổ chức Nông hội đỏ ở một số nơi, đồng thời lựa chọn những người ưu tú đề nghị Chi bộ ở Bà Điểm kết nạp vào Đảng, sau đó hình thành cơ sở Đảng ở Tây Ninh.
Tuy nhiên, địch đánh hơi thấy có sự hoạt động của ta, phái do thám chỉ điểm theo dõi. Một lần đồng chí Lợi cùng ba đồng chí Phú, Viết, Luông đi tuyên truyền xây dựng Nông hội đỏ ở gần Phước Chỉ (Trảng Bàng) bị chúng phát hiện bao vây, rượt bốn đồng chí chạy sang Kim Tấn (bên kia biên giới) mới bắt được và giải về Svây – riêng. Đồng chí có súng trong người nên bị bắt, những đồng chí còn lại do không có chứng cứ nên được thả.
Bắt được đồng chí Lợi, đối chiếu với hồ sơ của mật thám chúng về quê của đồng chí ở Bà Điểm để xác minh bắt thêm Hương Quản Bồ và đồng chí Giáo Châu, chúng lên Giồng Nần bắt đồng chí Chẩn để đối chứng với đồng chí Lợi, hai người đều khai là có biết nhau khi đồng chí Lợi làm thuê cho đồng chí Chẩn để sinh sống. Sau đó đồng chí Chẩn được thả. Hai đồng chí Bồ và Châu bị tra tấn đánh đập nhưng không khai thác được gì, nhưng vẫn bị chúng kết án tù. Riêng đồng chí Lợi chúng kết án tù chung thân đày ra Côn Đảo.
Để tránh địch khủng bố một số quần chúng tiến bộ phải chuyển sang biên giới Campuchia vào các làng người Việt ở Trà Ky, Ba Ty, Truông Cuồng…đi cấy thuê gặt mướn để sinh sống. Qua đó, các đồng chí bắt liên lạc được với tổ chức Đảng ở Ba Ty do đồng chí Bùi Sanh Tạo làm bí thư thuộc sự chỉ đạo của Quận ủy Đức Hòa. Các đồng chí Chẩn, Phú, Viết, Luông, Bảy Son, Tám Độ được chi bộ ở đây kết nạp Đảng. Sau đó trở về tiếp tục hoạt động ở các xã thuộc huyện Châu Thành len lỏi hoạt động ở Giồng Nần, Long Khánh, Long Giang và các xã khác.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong biển máu! Địch khủng bố trắng khắp nơi, nhóm đảng viên ở Giồng Nần bị thám báo, mã tà ruồng bố gắt gao, nên chỉ vận động quần chúng nòng cốt vào các hội vần công cấy gặt, các hội ái hữu tương tế và chọn một số quần chúng nòng cốt đưa vào Nông hội đỏ, nhưng chưa hình thành tổ chức có hệ thống chỉ hoạt động lẻ. Trong một chuyến đi công tác xuống Bà Điểm, hai đồng chí Viết và Luông bị địch bắt rồi đưa đi mất tích. Hai đồng chí Chẩn và Phú còn lại vẫn giữ liên lạc với chi bộ Ba Ty…nhóm hai đồng chí Bảy Son và Tám Độ giữ liên lạc và sự chỉ đạo của chi bộ Ba Ty hoạt động theo thế hợp pháp và bán hợp pháp ở Long Giang, Long Khánh, Long Chữ dựa vào các tổ chức quần chúng, như cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi, vạn cày, vạn cấy… khéo léo tuyên truyền vận động quần chúng để gặp gỡ hội họp của nhóm.
Cuối năm 1930, nhận được chỉ thị hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cờ và khẩu hiệu đòi trả tù chính trị được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi ở Long Giang, Long Khánh, Long Thuận. Tuy vậy, do giữ đúng nguyên tắc bí mật và luôn luôn thay đổi quy luật hoạt động nên các đồng chí đã gây ảnh hưởng của Đảng ra một số vùng, có cán bộ cốt cán làm hạt nhân quy tụ quần chúng. Tháng 5/1931, trong một chuyến đi công tác đồng chí Tám Độ bị bắt và bị kết án tù 15 năm và đày ra Côn Đảo. Ở chi bộ Ba Ty đồng chí Đạo bị ngộ độc chết, bọn thám báo mã tà truy lùng lên tận các làng người Việt trên đất Campuchia, các đồng chí ở đây phải chia lẻ phân tán mỏng để hoạt động.
Thời gian củng cố Đảng năm 1934 – 1935, Liên Tỉnh ủy cử đồng chí Lên (Tư Địa) từ Thủ Dầu Một sang Bàu Sen, Bàu Dài (Phước Hội) xây dựng cơ sở quần chúng. Từ đây đồng chí chuyển lên Quán Cơm – xã Thái Bình (nay thuộc Phường 1, thành phố Tây Ninh) trụ tại đây và mở rộng ra các xã Ninh Thạnh, Thái Bình, Thanh Điền và kết nạp năm đảng viên như đồng chí Chấn, Dú, Sứ, Bằng và Mạnh. Xây dựng và liên lạc các cơ sở cũ Đảng ở Châu Thành. Cơ sở Đảng ở Tây Ninh được củng cố và xây dựng thêm nhưng chưa hình thành chi bộ Đảng. Tuy hầu hết đảng viên trên dưới lứa tuổi hai mươi, quần chúng cũng vậy, nhưng chưa hiểu và chưa có ý thức xây dựng một tổ chức thanh niên để làm lực lượng dự bị cho Đảng, vì thế ở Tây Ninh không có tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ Tây Ninh đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chiến thắng hai đế quốc đầu sỏ nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã hoàn toàn giải phóng tỉnh nhà và góp phần thống nhất đất nước. Hiện nay Đảng bộ Tây Ninh lãnh đạo nhân dân, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Những thắng lợi vĩ đại và những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong công cuộc đổi mới mãi mãi đem lại cho chúng ta một niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ Tây Ninh và tương lai của tỉnh Tây Ninh ngày càng tươi đẹp.

DI TÍCH ĐÌNH HÒA HỘI

Đình Hòa Hội là nơi thờ Thành hoàng Bổn cảnh Nguyễn Văn Sắc, người có công khai hoang, quy tụ nhân dân và thành lập nên làng Hòa Hội, nay là xã Hòa Hội.
Đình được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ do người dân tự lập nên. Sau đó, trải qua nhiều lần xây dựng, trùng tu, tôn tạo và di dời, đình mới có kiến trúc như hiện nay.
Theo một số người lớn tuổi tại vùng Hòa Hội, ngôi đình này đã từng được sắc phong, nhưng do chiến tranh, sắc phong đã bị thất lạc.
Ngày nay, Đình Hòa Hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với cộng đồng, dân cư địa phương. Hàng năm, Đình Hòa Hội tổ chức lễ kỳ yên vào ngày 16.2 âm lịch với sự tham gia của đông đảo người dân.

ĐỊA ĐẠO LỢI THUẬN

Địa đạo Lợi Thuận thuộc ấp Thuận Hòa, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 1430/QĐ-BT ngày 12/10/1993.
Địa đạo Lợi Thuận được khởi công xây dựng vào tháng 7/1963, cứ ba người đào một hố sâu 3m (tròn như giếng). Khoảng cách giữa hai hố là 10m. Đào hang mái vòm cao 1.30m, rộng 0.80m. Trên tuyến địa đạo cứ 30m có một công sự chiến đấu cá nhân và xen kẽ có công sự chiến đấu cho một tổ được đắp đất cùng tre gỗ kiểu hình tam giác cao 0.60m, hai đầu địa đạo có giao thông hào chạy ra các hướng phòng thủ chủ yếu của địa đạo. Đến tháng 9/1964, tổng chiều dài địa đạo 4 km với nhiều ụ chiến đấu và hàng ngàn mét giao thông hào.

Địa đạo Lợi Thuận là kết quả của sự sáng tạo, sự đúc kết của các loại hình công sự từ cổ chí kim. Thời phong kiến có tường cao hào sâu. Thời Pháp thuộc có lô cốt, Mỹ- ngụy có công sự bao cát và công sự đúc sẳn bê tông cốt thép … còn cuộc chiến tranh cách mạng của ta, trong đường lối chiến tranh nhân dân hàng loạt địa đạo được xây dựng, địa đạo Lợi Thuận là một điển hình, là chiến tích sống động về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân xã Lợi Thuận – Bến Cầu đến ngày cách mạng thành công. Xã Lợi Thuận được danh dự đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

HẢI NGOẠI I, SIVOTHA -BẢN HÙNG CA VANG MÃI 

Năm- 2021- là vừa đúng 3/4 thế kỷ trôi qua, kể từ ngày bộ đội Hải ngoại I Nam bộ từ Thái Lan về nước, đứng chân trên đất rừng Cầy, xã Hoà Hội, huyện Châu Thành. Cũng là vừa vặn 20 năm, rừng Cầy có một nhà bia tưởng niệm. Ngày nay, nơi ấy thuộc về ấp Lưu Văn Vẳng, cách con đường 781 nối xã Thành Long lên xã Biên Giới chỉ khoảng 200 mét.
Lối vào rừng nay thật dễ nhận ra. Bởi tấm biển đúc bê tông nhỏ nhoi bị nứt nẻ đã được thay thế bằng bức tường xây rộng dài 1 x 2 mét, có trụ, đà viền quanh chắc chắn. Nền sơn xanh nổi bật hàng chữ lớn sơn trắng “Khu Di tích Căn cứ Bộ đội Hải ngoại I- Sivotha”.
Ngay sau đó là vườn cao su 2 năm tuổi đang lên tươi tốt. Con đường xuyên qua vườn cao su nay cũng trải nhựa đường. Gần 200 mét là tới cửa rừng, mở ra một khung cảnh rừng nguyên sinh dưới trời xanh mây trắng bay bay.
Trưa một ngày tháng 6.2021, cái lõm rừng đầu tiên trên đường mòn vào rừng Cầy loang đầy ánh nắng, làm ửng lên sắc rêu xanh bám đầy trên mái nhà bia. Nắng rơi trên khoảng sân lát gạch màu hồng nhạt.
Ở rìa sân, ai đó đã kịp trồng vài bụi cây trinh nữ hoàng cung. Lá xoè cong đón nắng. Và kia, đúng lúc có vài chùm bông yểu điệu trắng ngời bung nở. Ở ngay dưới chân bệ tượng chân dung anh hùng liệt sĩ Ngô Thất Sơn- một trong những người chỉ huy đoàn quân Hải ngoại, vượt suối băng rừng trở về quê mẹ sau ngày Nam bộ kháng chiến 23.9.1945.
Rừng đã cao lên vống vót ở chung quanh ngôi nhà tưởng niệm. Mà ai mới đến lần đầu có thể nhầm là một ngôi miếu cổ. Cũng cột xây 4 góc làm thành bộ khung “tứ trụ”. Cũng hai tầng mái ngói đầu đao xếp lên nhau theo kiểu “chồng diêm”.
Tò mò đếm đo, thấy mặt bằng vuông, chỉ 3m6 mỗi chiều. Cộng số thước và tấc lại thành con số 9. Ðiều khác biệt với cổ miếu là đây: giữa nhà chỉ có tấm bia đá màu đen, chữ khắc chìm sơn trắng. Mặt trước là văn bia.
Mặt sau khắc tên 230 cán bộ và chiến sĩ Sivotha- Hải ngoại I. Dòng ghi chú cho biết thêm, là vào năm 1950 có tới 450 chiến sĩ. Nhưng rồi Ban liên lạc chỉ sưu tập được tên của 380 người. Năm 2001, tấm bia mới chỉ khắc được 230 dòng tên, họ, năm sinh và quê quán.
Ðứng trước văn bia. Ðọc những dòng đầu: “Nhớ năm 1945, mùa thu, tháng 8, Ðảng lãnh đạo toàn dân vùng lên khởi nghĩa. Chỉ trong tuần, chánh quyền trong cả nước đã về ta. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc “Tuyên- Ngôn- Ðộc- Lập”- khai sinh “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”.
Ðã thấy ngay rằng đây là loại văn bia không thể đọc lướt qua. Bởi đấy như là máu và tim óc người trong cuộc. Một trang sử vẻ vang trên đất Tây Ninh được mở ra. Này là: “Pháp chiếm ngay Kăm pu chia, gây hấn Sài Gòn, đánh Nam bộ hòng chiếm Việt Nam.
Cách mạng trong tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Thà chết chứ không chịu làm nô lệ- “Nam bộ thề quyết chiến để Tổ quốc quyết sinh”. Nhớ mãi lời ca: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba (23/9/1945) ta ra đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…”
Nhớ lại lịch sử tháng, năm này. Ðường sắt xuyên Việt đã có nhiều chuyến tàu chở đoàn quân “Nam tiến”. Còn nơi đây- trên vùng hải ngoại Thái Lan, Campuchia: “Việt kiều Thái Lan, Kăm pu chia hướng về quê mà ruột nóng hơn than.
Ðược lời Ðảng, Việt kiều quyên tiền, vàng mua súng, động viên chồng, con, em mau tòng quân theo tiếng gọi non sông. Chủ trương “độc đáo” hợp lòng dân- ngày 10/8/1946- bộ đội “Ðộc lập số I Nam bộ” ra đời gồm 105 chiến sĩ.
Ð/c Trần Văn Giàu trao “Quân kỳ, kiếm lệnh” toàn quân tuyên thề giữa rừng xanh tận vùng biên đất Thái (Xiêm)/ Cấp tốc hành quân, đánh địch nhiều nơi, lội suối băng rừng, vượt thác lũ Mê Kông trời đêm rùng rợn… tuy có hy sinh nhưng đoàn quân vẫn tiến, đến tháng 10/1946 ra mắt tại Tây Ninh.
Tên được thay tuyên giữa đất trời. Bộ đội “Hải ngoại số I Nam bộ” do đồng chí Ngô Thất Sơn làm chỉ huy trưởng. Rừng Hòa Hội âm u vắng ngắt, bỗng vang lên khúc hát quân hành, vùng “Cây Cầy” nay trở thành căn cứ/ Sát cánh với Quân dân Tây Ninh lập nhiều chiến công diệt địch, lực lượng tăng, vùng giải phóng rộng thêm.
Dọc vùng biên Pháp thường xua quân sang Việt Nam đánh phá- máu chảy đầu rơi, xóm làng tang tóc! Hải ngoại I đến dẹp yên binh lửa, giải thích cho dân 2 bên hiểu rõ ngọn ngành... Nhận ra lẽ phải, vùng biên từ máu lửa, hận thù, chuyển hoá nhanh thành vùng biên hữu nghị- đoàn kết cùng chiến hào chống Pháp".
Buộc phải trích một đoạn dài. Vì đây là phần chủ yếu của văn bia. Lời văn lại phảng phất những âm điệu hùng tráng của không khí trên toàn dân đánh giặc thời kỳ đầu Nam bộ kháng chiến. Câu văn chắt lọc, thanh điệu bổng trầm như một hịch văn xưa.
Và hơn nữa, nội dung phản ánh đúng và đầy đủ một thời lịch sử. Sách Lịch sử Ðảng bộ tỉnh Tây Ninh (1930- 2005) (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010) cũng xác nhận: “Khi thực dân Pháp tái chiếm Tây Ninh, chúng xúi giục bọn Khmer gian giết người Việt, cướp tài sản của đồng bào ta ở biên giới, do đó phải có bộ phận làm công tác vận động đồng bào Khmer.
Nay có Bộ đội Hải ngoại số 1 về đến Tây Ninh do đồng chí Ngô Thất Sơn chỉ huy, nên Tỉnh uỷ báo cáo với cấp trên cho bộ đội Ngô Thất Sơn ở lại Tây Ninh lo công tác Khmer vận. Ðược cấp trên chấp thuận, Tỉnh uỷ ra sức tạo điều kiện cho bộ đội Ngô Thất Sơn hoạt động…
Ðơn vị này không chỉ hoạt động ở 4 tổng người Khmer: Khăng Xuyên, Chơn Bà Ðen, Ta Pen Duyn, Băng Chơ Rum, mà còn mở rộng hoạt động sang cả khu Ðông bắc Campuchia… Tháng 9.1948, đơn vị này phát triển dần dần và hình thành bộ đội Sivotha có ảnh hưởng lớn và rộng rãi trong người Khmer ở Ðông bắc Campuchia, góp phần ổn định tình hình biên giới trong suốt thời gian kháng chiến…” (trang 90- 91).

Ðường vào căn cứ.
Ðến đây, xin được trích thêm đoạn kết của văn bia: “Bóng thốt nốt chở che quân tình nguyện “Anh Bộ đội Cụ Hồ” đi dân nhớ ở dân thương/ Trải 9 năm bao người ngã xuống! Máu chiến sĩ tình nguyện Việt Nam quện với máu chiến sĩ ISSARĂK Kămpuchia cho tình đoàn kết sắt son giữa hai dân tộc ngời ngời sáng mãi…/Khí thiêng anh hùng còn ngút rừng Hoà Hội/ “Chiến khu Cây Cầy” còn mãi dấu son/ Chỉ 5 năm (1946- 1950) thành luỹ thép kiên cường/ Hải ngoại I Sivotha- tên đã thành bất tử”.
Vẫn chưa hết những gì đáng nhớ. Sách "Di tích Lịch sử- văn hoá và danh lam thắng cảnh tỉnh Tây Ninh" (Sở VHTT&DL, năm 2014) còn cho biết thêm nhiều chi tiết quan trọng.
Như nơi thành lập và xuất quân bộ đội Ðộc lập số 1 (tiền thân của Sivotha) là ở chiến khu 4, Tà Om, biên giới tỉnh Bát tam bang nước Xiêm (nay là Thái Lan), hay sự hy sinh dũng cảm của người chỉ huy tài năng và dũng cảm Ngô Thất Sơn (9.1949).
Và đặc biệt là chi tiết: vào tháng 10.1948, khi bộ đội Hải ngoại số 1 được tăng cường sang giúp cách mạng Campuchia, đổi tên mới là bộ đội Sivotha, thì đồng chí Trần Văn Ðẩu, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 311 được điều sang làm Chỉ huy phó bộ đội Ðông bắc Khmer- Sivotha.
Ông từng chỉ huy đánh thắng trận đấu diệt Pháp trên đất Tây Ninh tại bàu Cá Trê ở xã Thanh Ðiền, và sau đó là cùng chi đội 11, rồi trung đoàn 311 đánh thắng quân Pháp nhiều trận trên đất Tây Ninh thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

DI TÍCH CHÙA KHMER KHEDOL

Nói đến địa danh Khedol có lẽ không xa lạ gì với người dân Tây Ninh. Bởi nơi đây có một cánh đồng sơn cước trải dài rộng lớn và được điểm xuyết bằng hình ảnh ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp, là điểm yêu thích của du khách từ nhiều năm qua. Mặc dù là điểm du lịch mới phát, nhưng Khedol lại có một lịch sử lâu đời, mảnh đất này là nơi trầm tích nhiều giá trị văn hóa của Tây Ninh từ thời khai hoang mở cõi.
Khedol có nguồn gốc từ tiếng Khmer [ខ្យល់ - Khdol ] nghĩa là “gió”, bởi khu vực này bị núi Bà và núi Phụng chắn ngang nên gió lùa vào rất nhiều, nhất là mùa gió bấc. Trước đây Khedol là một trong năm làng thuộc tổng Chơn Bà Đen lập năm 1865, gồm Ampil, Rùng, Thùng, Cà Nhum và Khedol.
Năm 1891 giải thể làng Ampil nhập vào Cà Nhum. Đến năm 1956 các làng này được gọi là xã. Năm 1957 tiếp tục giải thể các xã Rùng, Thùng, Cà Nhum, tất cả đều được nhập vào xã Khedol. Lúc này xã Khedol rất rộng lớn, nhưng đến năm 1958 thì xã Khedol được đổi tên là Tân Hưng, và sau đó không lâu Tân Hưng lại được chia làm ba xã là Tân Hưng, Tân Hội và Tân Long. Tức là phần đất hầu hết của huyện Tân Châu ngày nay.
Trước đây, Khedol với tư cách là địa danh hành chính hẳn hoi, nhưng ngày nay nó chỉ còn là tên của cái ngã ba thuộc ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh. Bên cạnh đó là tên của một cánh đồng rộng lớn phía Bắc của núi Bà Đen. Nơi cánh đồng Khedol này có nhiều cây bịt mọi, thốt nốt, me…với nhiều kiểu dáng trông rất đẹp, đặc biệt nơi đây còn nhiều dấu tích của làng xưa, chùa cũ đã bị bom đạn chiến tranh tàn phá đổ nát.
Trong những lần điền dã nghiên cứu, chúng tôi phát hiện khu vực này có nhiều di tích nền của đền miếu, trong đó có ba gò đất chính là nền cũ của chùa Khedol xưa. Bên cạnh ba nền chùa cũ là nền của miếu Lục Dầy.
Đầu tiên xin nói về tên ngôi làng ở đây. Làng Khedol xưa kia vốn là một sóc lớn bao gồm nhiều phum Khmer quanh khu vực chân núi. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà ngày nay chỉ còn lại một phum, tên là Phum Sđo. Phum Sđo này xưa sát trong núi, về sau mới dời ra chỗ hiện nay.
Chữ “Sđo”, trong tiếng Khmer có nhiều nghĩa, nhưng chủ yếu được sử dụng trong văn học chứ hiếm khi sử dụng trong đời thường. Và một trong những nghĩa của nó là có liên quan đến con voi. Đomreysđo là con voi hung dữ hoặc lạc đàn.
Một điều thú vị là cái núi gần Phum Sđo chính là núi Phụng, mà núi Phụng xưa kia lại có tên là núi Voi. Mà con voi này đã giúp cho phe nữ chiến thắng phe nam trong truyền thuyết thi đắp núi Bà-Núi Cậu của người Khmer ở đây. Ngày nay nhiều người không hiểu gốc tích của “Sđo” là gì, rồi phát âm trại ra thành “Phum Lo o”, và mọi người còn nói vui rằng “ Phum srey lo o” là “ Phum Gái đẹp” vậy!
Chính vì tên phum là “Sđo” nên nhiều người vẫn quen gọi Chùa Khedol là Chùa Sđo. Nhưng thực tế Chùa Khedol có tên Pali là Botumkirirangsey, nghĩa là “hào quang của đóa hoa sen gần núi”. Chùa được thành lập từ năm 1811, qua nhiều lần di dời, sau cùng bà con mới chọn gò đất sỏi phún do Mỹ đắp, dự định xây dựng cơ sở quân sự nhưng bỏ dở, để xây dựng lại ngôi chùa hiện nay.
Chùa Khedol xưa được xây dựng bằng vật liệu tạm bợ, chủ yếu là kết hợp giữa cây lá và gạch…qua nhiều lần xuống cấp rồi sửa chữa, mãi đến năm 2013 chùa mới được Sư Phát từ Trà Vinh lên trùng tu và xây dựng mới ngôi chánh điện.
Trong khuôn viên chùa, ngôi chánh điện tọa lạc tại vị trí trung tâm, bên trái là ngôi sala, bên phải là tăng xá. Từ cổng Tam Bảo nhìn vào, ngôi chánh điện không khác gì một bông sen rực rỡ vươn lên trời xanh cao thẳm. Những tầng mái chồng đẹp như những cánh sen tươi thắm thấp thoáng dưới tàng của những cây me tây cổ thụ uy nghiêm.
Hai mặt tiền, hậu đều có tôn tượng Đức Thích Ca trong tư thế tọa thiền. Mặt tiền hướng đông nhìn ra phía ruộng, đối diện là tượng Phật nhập niết bàn to lớn trông rất sống động. Mặt hậu có hai cây cột phướng cao được tạo tác rất kỳ công với bốn rắn thần Naga quấn vào nhau đuôi vươn lên trời, đầu ngẩng phùng ra bốn hướng.
Bên trong chánh điện có rất nhiều tượng Phật Thích Ca với nhiều kích cỡ và tư thế khác nhau. Mỗi bức tượng đều toát lên nét mỹ thuật riêng biệt của phong cách Khmer. Các bức bích họa quanh tường, trên trần vẽ về các tích Phật cũng đều rất đẹp. Xung quanh chánh điện, tường, cột đều chạm trổ hoa văn hết sức cầu kỳ, không lẫn vào đâu được.
Có thể nói ngôi chánh điện mới của Chùa Khedol là đẹp và hoành tráng nhất so với sáu chùa Nam tông Khmer khác ở Tây Ninh thời hiện tại. Chùa Khedol vào mỗi dịp lễ tết truyền thống người dân tộc Khmer và các nghi lễ Phật giáo bao giờ cũng vô cùng rực rỡ sắc màu. Ngoài ra, đây còn là nơi dạy chữ Khmer cho con em của đồng bào dân tộc Khmer quanh vùng.
Ngoài ngôi chùa, làng Khedol còn có nhiều miếu Neakta (Ông Tà) đặt rải rác ở các nơi gốc cây ven suối. Đặc biệt trên cánh đồng ven chân núi còn có miếu Lokyeay (Lục Dầy). Có thể nói, ở Tây Ninh, đây là nơi duy nhất còn tục thờ Lục Dầy.
Tục thờ Lục Dầy có nguồn gốc từ câu chuyện như sau: “Ngày xưa, ở làng Peam Chkon có một cái ao lớn tên là Bưng Thom. Giữa ao có một cái cù lao nhỏ, trên đấy người ta cất một cái miếu bằng cây vản, lợp ngói, theo kiểu nhà sàn cao chân. Trong miếu thờ Bà Lục-Dầy (Lok Deay). Thuở sanh tiền, bà Dầy là người giàu có, lòng dạ rộng rãi hơn người. Bà thường trợ giúp người nghèo, nhất là hay cho lối xóm mượn đồ dùng trong nhà. Bà quen miệng nói chơi: Chưng tôi chết rồi, ai mượn tôi cũng cho chớ đừng nói chi tôi còn sống như vậy. Lúc bà mãn phần độ vài tháng thì đạp đồng lên cho dân làng biết rằng bà đã thành thần gọi là Thần Lục-Dầy. Dân làng cảm đức của bà hồi còn sống nên họp nhau cắt miếu giữa Bưng Thom cúng tế bà quanh năm. Vì miễu ở cheo leo giữa mặt nước nên không có người ở giữ, chỉ mỗi ngày ông Từ bơi xuồng ra thắp nhang mà thôi. Cất miễu xong, có người nhớ lời bà mới vái thử xin mượn bà vài chục dĩa vài chục chén. Qua ngày sau, người ấy đến miễu, quả nhiên thấy đủ số chén, dĩa mình hỏi mượn, bèn chở về dùng trong đám tiệc xong rồi đem ra trả. Lời đồn bay ra, dân làng lấy làm kính nể và tin tưởng sự linh hiển của bà vô cùng. Khi có đám tiệc, cưới hỏi, ma chay, làm phước …., thì họ đến vái xin mượn một số chén bát, nhiều ít tùy theo sự cần dùng của mình. Qua ngày sau, họ bơi xuồng ra miễu chở về đúng theo lời thỉnh cầu. Nhưng về sau, có người thấy bà cho mượn toàn đồ tốt đắt tiền, nên tánh tham mua đồ xấu đánh tráo đem trả. Từ đó đến bây giờ không ai mượn được gì nữa”. (Lược dẫn theo Truyện cổ Cao Miên của Lê Hương).
Mấy mươi năm trước đây, người Khmer Khedol không chỉ lập miếu thờ Lục Dầy, mà chính trong gò đất này bà con còn chôn giấu rất nhiều chén đĩa cổ xưa. Mục đích là để nhà nào trong làng khi cần thì đến mượn, hoặc khi tổ chức cúng Bà thì lấy mà dùng. Việc làm cao đẹp ấy rất tiếc là khi chiến tranh xảy ra, bom đạn của kẻ thù đã phá hỏng đi tất cả. Phần còn sót lại thì bị một số người gian tham tìm đến đào bới lấy trộm đem bán, vì đa phần đồ ở đây đều là đồ cổ quý giá.
Ngoài thờ nữ thần Lục Dầy, người Khmer Khedol xưa còn thờ Yeay Khmau ở trong một hang đá phía trên sườn núi Bà. Trong Yeay Khmau còn quen gọi là Bà Đen là Bà Chao hoặc Đôn Mao. Đây là vị thần được du nhập từ Hindu giáo, cụ thể là vấn đề thờ Tara.
Theo Từ điển Tôn giáo của Marguerite Marie Thiollier cho biết “ Tara - Nữ thần trong Phật giáo Mật tông. Ở Tây Tạng, các Tara là những thần linh hai mặt, khi thì kinh khủng và tàn bạo (mang màu vàng hay lam), khi thì dịu dàng và thông cảm (mang màu lục hay trắng). Trong trường hợp sau, họ được coi là những hóa thân của Avalokiteqvara”.
Trước khi đón nhận Phật giáo, người Khmer đã có một thời gian rất dài chịu ảnh hưởng Hindu giáo. Và về sau này trong Phật giáo Nam tông Khmer cũng còn tích hợp khá nhiều các vị thần của Hindu giáo. Cho nên việc Khmer hóa Tara thành Yeay Khmau cũng là chuyện rất bình thường.
Theo Phật giáo Tây Tạng cũng như quan niệm của người Khmer, Tara còn có nghĩa là "ngôi sao", là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh sáng của thần sáng như ánh chớp khiến cho quỷ thần cũng phải kinh sợ.
Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khu vực Núi Bà – Khedol đã diễn ra vô vàn những trận đánh ác liệt. Theo các tài liệu cho biết, khu vực đỉnh và đồng bằng xung quanh dưới chân núi trong đó có Khedol là do quân địch chiếm giữ, còn ở lưng chừng núi là căn cứ của quân ta.
Trong gần suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Liên đội 7 đã chốt giữ ở đây. Rừng trên núi, dưới cánh đồng từng bị địch đổ xăng đặc đốt cháy rụi để hòng tìm và tiêu diệt lực lượng của quân ta. Đêm 6.12.1974, Tiểu đoàn trinh sát 47 được điều động về tiêu diệt căn cứ địch tại núi Bà Đen.
Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, quân ta bao vây địch cả tháng trời mà vẫn chưa chiếm được đỉnh núi. Pháo địch bắn vào quanh đỉnh núi ngày càng dữ dội. Mãi đến sáng 6.1.1975, núi Bà Đen và các khu vực xung quanh chân núi mới được giải phóng.
Làng Khedol ngày trước rất nhiều khó khăn, nhà cửa trâu bò nheo nhóc lộn xộn, nhưng giờ thì đã khác xa. Ngoài gieo cấy lúa, bà con còn trồng thêm mảng cầu. Cuộc sống đã từng bước vươn lên, kinh tế phát triển, nên cái gì cũng đổi mới khang trang. Ngày nay, làng Khmer Khedol không chỉ là nơi của việc đồng áng hai mùa mưa nắng, mà còn là nơi tìm đến của nhiều du khách, và là nơi khơi dậy niềm cảm hứng của các nghệ sỹ đến đây sáng tác.
Theo dấu người xưa, lần dò tìm hiểu Khedol mới thấy mảnh đất tươi đẹp này có một bề dày văn hóa lịch sử. Trải qua bao thăng trầm, ngày nay Khedol hầu như đã thay đổi hẳn để vươn tầm cao mới ở tương lai.
(Theo https://baotayninh.vn)

DI TÍCH ĐÌNH TRƯỜNG ĐÔNG

Đình là ngôi nhà công cộng của cộng đồng làng xã Việt Nam, mỗi làng thường có một ngôi đình, đình phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Có nơi người ta dựng đình để thờ một vị thần nào đó (nhân thần) có công khai hoang mở đất hoặc chiến đấu chống ngoại xâm... có đình thờ thành hoàng bổn cảnh (linh thần) cầu mưa thuận gió hòa, tên của đình thường gắn với tên của làng xã. Như xã Trường Đông huyện Hòa Thành có ngôi đình mang tên: ĐÌNH TRƯỜNG ĐÔNG.
Đình Trường Đông tọa lạc tại ấp Trường Ân, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Từ trung tâm thành phố Tây Ninh theo quốc lộ 22B đi hướng thành phố Hồ Chí Minh đến cây số 13 nhìn phía bên phải ta thấy cổng đình “Trường Đông”, theo con đường đất khoảng 400m thì đến đình. Mọi phương tiện ô tô, mô tô, ... đều đi đến di tích dễ dàng thuận tiện.
Theo các vị tiền bối trong Ban quí tế thì đình Trường Đông có cách đây hơn trăm năm, đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh (linh thần), hàng năm tổ chức lễ hội kỳ yên vào ngày 16 tháng 01.
Thời gian trôi đi, bánh xe lịch sử xoay vần, đình vẫn uy nghi đứng đó chứng kiến biết bao đổi thay của vùng đất Trường Đông từ lúc sơ khai.
Vào giữa thế kỷ 17, đất Tây Ninh là vùng đất hoang vu, người Việt mới bắt đầu đến khai phá. Năm Mậu Dần (1698) chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất Chân Lạp và thu phục đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai, làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình dựng phiên trấn. Lúc này biên trấn gồm cả đất Tây Ninh tên là đạo Quang Phong trong phủ Gia Định.
Năm 1838 (Minh Mạng thứ 18) đổi phủ Gia Định thành tỉnh Gia Định và đặt thêm phủ Tây Ninh. Phủ Tây Ninh có 02 huyện là Tân Ninh và Quang Hóa, có hai tri huyện trấn nhậm, một ở làng Cẩm Giang và một ở tỉnh lỵ Tây Ninh hiện giờ.
- Năm 1861 tỉnh Tây Ninh được sáp nhập về Sài Gòn.
- Năm 1890 Pháp cắt một phần đất dọc theo "Rạch Ngã Bát" cho Campuchia, ranh giới tỉnh Tây Ninh từ đó trọn vẹn cho đến ngày nay.
 Thời Pháp thuộc Tây Ninh có 02 quận: Quận Trảng Bàng và quận Thái Bình.
 - Năm 1942 quận Thái Bình được đổi tên là quận Châu Thành.
- Năm 1959 chia quận Châu Thành ra làm 02 quận Phước Ninh và Phủ Khuơng.
- Năm 1979 UBND tỉnh Tây Ninh đề nghị với Trung ương đổi tên thành huyện Hòa Thành và chia làm 12 xã trong đó có xã Trường Đông cho đến ngày hôm nay.
Trong quá trình khai hoang lập ấp cho quê hương yên bình, nhân dân có được sống như ngày hôm nay. Đã có biết bao vị anh hùng ngã xuống. Lúc yên bình thì khai khẩn đất hoang, lúc có giặc thì chiêu mộ nghĩa quân lập căn cứ đứng lên chống giặc.
Nếu như ông Trần Văn Thiện có công khai mở vùng đất “Ngũ Long”, ông “Lãnh Binh Két” xây thành Bảo Long Giang để bảo vệ biên giới thì ở vùng Bến Thứ - Trà Vông - Cẩm Giang có 3 anh em họ Huỳnh lập căn cứ kháng giặc, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng “Sống làm tướng, thác thành thần” lúc sa cơ thà tử tiết chứ không để giặc bắt.
Và không biết bao nhiêu bậc trung can nghĩa khí yêu nước thương dân, hy sinh thân mình bảo vệ quê hương đất nước, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, khi mất được phong thần lập miếu, xây đình khói hương thờ phụng, sùng kính muôn đời.
Trên đất Tây Ninh, có những ngôi đình ngoài việc thỉnh sắc phong của các địa phương khác về thờ phụng thì trên địa bàn tỉnh còn có những ngôi đình thờ "Thành Hoàng Bổn Cảnh" không ngoài các vị kể trên. Theo quan niệm đình là biểu tượng cho văn hóa làng xã, mỗi làng thường có một ngôi đình phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng cũng như cấu trúc phân tầng làng xã, khi chia làng tách xã thì các địa phương đó cũng lập đình mới để thờ, đình Trường Đông cũng không ngoài ý tưởng đó.
Đình Trường Đông thờ “Thành Hoàng Bổn Cảnh”, hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội kỳ yên vào ngày 16 tháng 01, đúng 12 giờ 30 trưa nước ròng thì đưa thần đi. Hai vị tiền hiền là ông Huỳnh Văn Nhu và hậu hiền là ông Nguyễn Văn Tiền, hai vị này có công từ lúc lập đình được nhân dân trong vùng kính trọng. Đình thuộc loại di tích lịch sử kiến trúc và đã qua nhiều lần sửa chữa mới có kiến trúc như ngày nay.
Đình Trường Đông nằm về hướng Tây, trên một gò cao trong khuôn viên mát mẻ, trước là mặt sông Vàm Cỏ Đông quanh năm tàu thuyền tấp nập ngược xuôi. Kiến trúc đình hình chữ Tam(三)ba mái song song, kiểu mái bánh ít lợp ngói móc thường gặp ở các đình làng Nam Bộ. Cổng đình nằm sát quốc lộ 22B, theo sau con đường đất rộng khoảng 4m chạy thẳng vào khoảng 400m thì đến hông đình, trước sân đình có bàn thờ Thần Nông cao 2m hai bên là hai ngôi miếu thờ, miếu bên phải thờ Bạch Mã Thái Giám và miếu bên trái thờ Ngũ Hành Nương Nương, sân đình lát gạch tàu 30cm x 30cm. Mái lợp ngói trên bờ nóc là hình ảnh " lưỡng long chầu nậm rượu", tường xây quanh, ngoài tô rửa quét vôi, với 36 cột gạch 20cm x 20cm. Mặt trước đình được xây kiểu tam quan hình cửa võng, hành lang rộng 130cm, hai bên hiên rộng 140cm. Toàn bộ các cột gạch và cột áp tường chống đỡ các vì kèo, xiên, trính… bằng gỗ. Đình gồm 3 gian nhà và chia ra làm 3 lớp: vỏ ca, chính điện và hậu đình. Tổng diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 1250m2.
Vỏ ca, có diện tích 62m2, chiều cao từ nền đến nóc 510cm, có tứ trụ (4 cột) vuông 35cm x 35cm cao 410cm, nền lát xi măng là nơi hành lễ mỗi khi có lễ hội. Với kết cấu cột, kèo, xiên, trính, chống giữa tạo nét kiến trúc vững chãi.
Chính điện, có diện tích 70m2 đây là nơi trang trọng nhất, được kết nối với vỏ ca bằng một máng xối, có chiều cao từ nền đến nóc 580cm, chính điện có tứ trụ tròn 30cm cao 450cm bằng gỗ bào trơn, trên các cột có các câu đối chữ Hán; Chính điện là bàn thờ thần, hai bên là bộ binh khí với 18 món, khám thờ thần có số đo 170cm x 180cm cao 140cm, mặt trước có hình chúa Sơn Lâm được họa tiết tinh xảo tăng thêm phần trang trọng của ngôi thờ thần, hai bên là cặp quy đội hạc đứng chầu có lọng che. Hai gian bên của ngôi chính điện là bàn thờ tả ban hữu ban, tiền hiền và hậu hiền có cùng số đo 110cm x 65cm cao 120cm, mặt trước bàn thờ trang trí hoa văn và hình tượng quê hương sông nước, vạn vật sinh sôi nẩy nở.
Hậu đình, giống như phần tiếp nối của ngôi vỏ ca và chính điện, hậu đình có chiều cao từ nền đến nóc 510cm, với diện tích 63m2 sát tường có bàn thờ Cửu huyền Thất tổ. Hiện vật trong di tích gồm:
1/- Cặp quy đội hạc bằng xi măng.
2/- Cặp chân đèn bằng gỗ có niên đại khoảng hơn 100 năm.
3/- Trống với chất liệu bằng da, gỗ.
4/- Mỏ bằng gỗ (một khúc gỗ dài).
Theo lời kể của các vị trong ban quí tế thì đình trước kia là một ngôi miếu nhỏ, vách ván, nhưng qua nhiều lần sửa chữa nên có được kiến trúc như ngày nay.
Đình Trường Đông được nhân dân xây dựng nên thờ “Thành Hoàng Bổn Cảnh” là những Linh thần có công với dân với nước, những bậc trung can nghĩa khí, là nơi diễn ra các lễ hội dân gian trong các ngày lễ kỳ yên thỏa mãn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Văn hóa là nền tảng của đời sống tinh thần và vật chất của con người, ngôi đình là nét đẹp văn hóa thông qua biểu hiện vật chất được truyền từ đời này sang đời khác không bị mai một.
 Đình Trường Đông đã lưu giữ được giá trị truyền thống ấy, là nhân chứng lịch sử của thời kỳ mở đất và đấu tranh giữ đất của ông cha ta cùng các vị tiền hiền, hậu hiền tiếp bước cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

“CĂN CỨ LÕM VÙNG RUỘT GÒ DẦU” 

Trên địa bàn xã Phước Thạnh (huyện Gò Dầu) có một khu di tích lịch sử cấp quốc gia, với tên gọi khá đặc biệt “Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Gò Dầu kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương, với khẩu hiệu nổi tiếng “Quyết tử giữ Gò Dầu”. Để thực hiện khẩu hiệu này, các đơn vị lực lượng cách mạng xây dựng những lõm căn cứ (căn cứ nhỏ) chiến đấu gần đồn bót địch. Các căn lõm này được xây dựng ở một số xã như Thanh Phước, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Cẩm Giang và Phước Thạnh.
Trong đó, căn cứ lõm ở ấp Phước Bình, xã Phước Thạnh là nơi Huyện uỷ và Huyện đội Gò Dầu bám trụ dài ngày nhất, trong những thời điểm khó khăn quyết liệt nhất. Từ căn cứ lõm này, Huyện uỷ Gò Dầu lãnh đạo và chỉ đạo quân dân huyện nhà hai lần “quyết tử” giữ quê hương.
Huyện Gò Dầu có 8 xã và 1 thị trấn, trong đó 7 xã và thị trấn có quốc lộ (quốc lộ 22 và 22B), hoặc tỉnh lộ (tỉnh lộ 782-784) đi qua. Riêng xã Phước Thạnh thì không có một đoạn quốc lộ hoặc tỉnh lộ nào. Đây là địa bàn “vùng ruột” của huyện Gò Dầu. Đại bộ phận nhân dân nơi đây sống bằng nghề nông. Trong những năm kháng chiến, làng quê xã Phước Thạnh bị tàn phá nặng nề.
Sau ngày miền Nam giải phóng, địa phương này thuộc diện xã nghèo nhất của huyện. Những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo xã nhanh chóng đổi thay.

Ngã ba chợ xã Phước Thạnh.
 Những ai đã từng sống và chiến đấu trên quê hương căn cứ lõm này, nay trở về thăm sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay chưa từng có nơi đây. Trước hết là sự đổi thay về cơ sở hạ tầng giao thông. Lúc mới giải phóng, trên địa bàn xã hoàn toàn không có một đoạn đường nhựa nào hết.
Thời gian vừa qua, được Nhà nước đầu tư cộng với người dân đóng công, góp sức, hiện nay, xã có đến 8 con đường trục chính và đường liên xã được láng nhựa, với tổng chiều dài gần 10km (đạt tỷ lệ 100%). Ngoài ra, 11 con đường trục ấp, liên ấp và 7 con đường trục chính nội đồng, trước đây đi lại rất khó khăn, nay cũng được nhựa hoá, với tổng chiều dài hơn 15km. Các con đường trục ấp, nội đồng còn lại và hầu hết các con đường ngõ xóm đều “cứng hoá” bằng sỏi đỏ, hoặc đá mi.
Đường đổi thay, nhà cửa người dân hai bên đường cũng như nhiều căn nhà bên trong đồng ruộng cũng thay đổi theo. Gần đây, các hộ gia đình chính sách, những hộ nghèo khó được sự quan tâm của các ngành, các cấp và qua sự vận động của lãnh đạo địa phương, trên bàn xã đã xây mới được 11 căn nhà tình nghĩa, 22 căn nhà đại đoàn kết. Đến nay, xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Trong tổng số 2.890 căn nhà người dân, có khoảng 10% nhà được phân loại cấp 2 và 3, còn lại hầu hết nhà cấp 4 (tường gạch, mái tôn, hoặc ngói).
Sự đổi thay lớn ở làng quê này là khu vực ngã ba Phước Hội (trung tâm xã). Nhà cửa được xây mới khang trang, liền kề nhau như khu đô thị. Tại đây có ngôi chợ xã tồn tại từ lâu đời, nay vừa được cải tạo mới với kinh phí trên 300 triệu đồng, bảo đảm việc mua bán cho người dân trong xã.
Chúng tôi còn đến thăm Trường THCS xã Phước Thạnh. Ngôi trường cũ trước đây đã hư hỏng nặng, giờ được xây mới rất khang trang. Không riêng gì trường THCS mà các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn đều được xây mới. Trong đó có 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 2 trường còn lại đang chờ cấp trên thẩm định.

Đường đến xã Phước Thạnh.
Đời sống người dân đã qua rồi thời khó khăn, gian khổ. Ông Nguyễn Thiện Thanh- Chủ tịch UBND xã Phước Thạnh cho biết, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm của lãnh đạo địa phương. Để nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xã đã tổ chức xây dựng các tổ liên kết, hợp tác xã, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cây, con giống mới.
Xã triển khai quy hoạch các vùng trồng cây ăn trái và tạo điều kiện cho nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã cũng có lợi thế là giáp ranh với xã Phước Đông, một địa bàn có khu công nghiệp lớn. Nhờ vậy, nhiều lao động trẻ của xã có công việc làm ở khu công nghiệp. Gần đây khi hệ thống giao thông trên địa bàn được nâng cấp mở rộng, nhiều hộ dân gần đường phát triển các ngành nghề thương mại và dịch vụ.
Do đó, thu nhập của nhiều hộ dân ngày càng được nâng cao. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Thu nhập ngày càng nâng cao, hộ khá giàu ngày càng tăng, hộ nghèo khó ngày càng giảm nhanh. Hiện xã có 23 hộ nghèo trong diện chính sách xã hội; 6 hộ dân nghèo do không có điều kiện, phương tiện sản xuất, kinh doanh, chiếm tỷ lệ 0,2%... Ngoài các tiêu chí nêu trên, các tiêu chí còn lại xã mới đạt yêu cầu. Vừa qua, xã được cấp trên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

“DI TÍCH NHÀ BIA TƯỞNG NIỆM
LIỆT SĨ SƯ ĐOÀN 9, QUÂN ĐOÀN 4”

Địa điểm tưởng niệm liệt sỹ Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 có diện tích trên 300m2, được sự quản lý của Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 và chính quyền địa phương vừa đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Ngày 24-6, tại ấp Tân Hiệp, xã Tân Thành, huyện Tân Châu (Tây Ninh) đã diễn ra lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh địa điểm tưởng niệm liệt sỹ Sư đoàn 9, Quân đoàn 4.
Địa điểm tưởng niệm liệt sỹ Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 có diện tích trên 300m2, được sự quản lý của Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 và chính quyền địa phương.
Đây là chứng tích lịch sử về trận đánh hào hùng của quân và dân ta trong trận tập kích Đồng Rùm, góp phần vào chiến thắng Junction City.
Vào năm 1967, Đồng Rùm là địa điểm diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long đã đánh thẳng vào lực lượng trên hướng chủ lực cuộc hành quân Junction City.
Với tinh thần chiến đấu quật cường, Sư đoàn 9 và lực lượng vũ trang địa phương đã đánh bại 2 lữ đoàn quân Mỹ và hàng ngàn quân ngụy, đánh dấu sự thất bại thảm hại cuộc hành quân quy mô lớn của địch.
Chiến thắng trận tập kích Đồng Rùm của Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 là một trong những cơ sở để Đảng ta quyết tâm phát động cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968…
Để tỏ lòng biết ơn các liệt sỹ là cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 9, quân và dân địa phương đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt vào năm 2010, Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 phối hợp với Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn 9 đã xây dựng nhà bia tưởng niệm.
Ngày 24-12-2015, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công nhận địa điểm tưởng niệm liệt sỹ Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 xã Tân Thành là di tích cấp tỉnh. Địa điểm không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà còn là nơi giáo dục về truyền thống cho thế hệ trẻ.

ĐŨA TRE AN HÒA 

 “Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất voi bạc màu”
Cây tre không chỉ là hồn cốt của tinh thần dân tộc mà cây tre còn thể hiện đức tính cần cù chăm mẫn. Về An Hòa – Trảng Bàng không khó để bắt gặp những lũy tre xanh ngút ngàn, mà nơi đây còn là cái nôi của những làng nghề trăm năm tuổi nổi tiếng như chằm nón lá, mây tre đan được phát triển từ việc tận dụng cây tre, trong đó có nghề vót đũa tre, và đã trở thành cơ nghiệp trăm năm của cư dân xứ này.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KHÁCH SẠN XANH

📌Tây Ninh là tỉnh nằm ở khu vực Đông Nam bộ, với 240 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Trung tâm của tỉnh chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa đến 100km, giao thông thông thoáng, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, phát triển, do đó, Tây Ninh ngày càng thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, khám phá.
🌞Vậy, đến Tây Ninh sẽ đi đâu, chơi gì?
#dulichtayninh
#tntve #DaitruyenhinhTayNinh #TayNinhGiaitri

Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh

Phạm Hộ Pháp, TT. Hoà Thành, TX.Hoà Thành, Tây Ninh 
       Tòa thánh Tây Ninh là công trình cả đạo Cao Đài được xây dựng từ năm 1933. Tuy nhiên trong thời gian xây dựng bị gián đoạn, mãi đến năm 1955 công trình mới được hoàn thiện.

       Hệ thống công tình này bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ như: Tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Một trong những điểm nổi bật của công trình này đó chính là được xây bằng xi măng cốt tre.

      Với những ai yêu thích phượt Tây Ninh, thích tìm hiểu về các địa điểm văn hóa, kiến trúc thì tòa thánh Tây Ninh sẽ là một trong những địa điểm du lịch ở Tây Ninh không nên bỏ lỡ. Công trình này được thiết kế độc đáo, các chi tiết đều được chạm trổ hết sức kỳ công và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.

          Một vài lưu ý nhỏ đối với các du khách khi đến tham quan địa điểm tòa thành Tây Ninh đó chính là giờ lễ chính trong ngày là 12h, khi vào bên trong không được mang theo giày dép, nam đi vào tòa ở cửa bên phải và nữ đi vào ở cửa bên trái. 

Vườn Di sản ASEAN
VQG Lò Gò – Xa Mát

Quốc lộ 22B, xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. 
       Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là một địa điểm du lịch đẹp ở Tây Ninh. Khu vườn này có diện tích lên tới 18.806 ha với 3 khu chính đó là khu bảo tồn nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và khu hành chính dịch vụ.

        Tại đây, hệ thống thực vật của vườn quốc gia hết sức đa dạng, bạn cũng có thể ngắm nhìn các hệ động vật tự nhiên và quý hiếm tại vườn. Một số loài động vật quý hiếm được nuôi tại đây như: Voọc chà vá chân đen, cu li nhỏ…

         Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm với một số hoạt động như: đạp xe xuyên rừng, khám phá vườn bằng đường sông… Những trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên chắc chắn sẽ giúp bạn có được một chuyến đi đầy thú vị. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát cũng đang là địa điểm du lịch Tây Ninh thu hút một lượng lớn du khách tìm đến.

Di tích căn cứ Xứ ủy Nam bộ - Đồng Rùm

Tân Thành, Tân Châu, Tây Ninh
Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ còn có tên gọi là X 40 Đồng Rùm. Nay thuộc ấp Đồng Rùm, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 61/1999/QĐ-BVHTT ngày 13/9/1999.
Cuối năm 1946, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh triển khai chiến lược trường kỳ kháng chiến lấy rừng núi lập chiến khu kháng pháp. Chi đội 11 Tây Ninh rút ra rừng Đồng Rùm, lập căn cứ ở đây. Trong quá trình chiến đấu, chi đội đã phát triển thành Trung đoàn 311 và xây dựng công binh xưởng cung cấp vũ khí cho lực lượng kháng chiến Tây Ninh.

Những năm 1950 – 1951, từ Đồng Tháp, Xứ ủy Nam Bộ chuyển về Tây Ninh lập căn cứ tại Đồng Rùm. Đặt tên phiên hiệu là X 40. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy và các đồng chí trong Xứ ủy đã đóng tại đây.

Trong giai đoạn 1954 – 1960, Đồng Rùm vẫn là căn cứ Xứ ủy Nam bộ, mặc dù phải phân tán, di chuyển nhiều nơi kể cả Mã Đà, chiến khu Đ, nhưng đến năm 1961, sau khi thành lập TW Cục (thay thế Xứ ủy) thì nơi đây vẫn là một trong những căn cứ của Đảng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày toàn thắng.

Chính vùng đất này là đại bản doanh – cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam, Mỹ – ngụy mở nhiều cuộc càn quy mô lớn, hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam như : TW Cục miền Nam; MTDTGPMNVN; CPCMLTCHMNVN và các Sư đoàn chủ lực (Sư đoàn 5; Sư đoàn 7; Sư đoàn 9). Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại.

Ngày nay, những căn cứ ấy, những địa danh ấy đã được trân trọng giữ gìn, để các thế hệ mai sau hiểu được một thời vẻ vang – oanh liệt trong chống Mỹ cứu nước ở vùng căn cứ của cán bộ, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng ở đại bản doanh của cách mạng miền Nam.

Núi Bà Đen

Núi Bà Đen, Thạnh Tân, Tp.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
      Núi Bà Đen là điểm du lịch gần với trung tâm thành phố Tây Ninh, chỉ cách khoảng hơn 10km. Với những du khách yêu trải nghiệm và du lịch núi thì đây chắc chắn sẽ là địa điểm du lịch ở Tây Ninh không thể bỏ lỡ.

        Bạn cũng sẽ không cần phải băn khoăn Tây Ninh có gì chơi khi điểm du lịch Núi Bà Đen sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm. Cụ thể du khách có thể chiêm ngưỡng ngọn núi cao nhất miền Nam với chiều cao lên tới 986m.

       Du khách có thể sử dụng dịch vụ cáp treo từ chân núi lên đỉnh núi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bao la của đất trời nơi đây. Nếu đi thành đoàn đông người, bạn có thể cắm trại trên đỉnh núi, săn mây – những trải nghiệm này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi khó quên. 

Di tích Lăng mộ Quan lớn Trà Vong

Ở Tây Ninh, thờ cúng Quan lớn Trà Vong từ lâu đã trở thành một hình thức tín ngưỡng dân gian đặc biệt. Cho đến nay, ngày giỗ của ông Huỳnh Công Giản – Quan lớn Trà Vong hằng năm đã trở thành một lễ hội dân gian thực sự với sự tham gia của đông đảo nhân dân trong, ngoài địa phương, được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 3 âm lịch hằng năm. Vào ngày lễ, nhiều nơi tổ chức hát bội và các hình thức sinh hoạt văn hóa, dân gian phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc. Nghi thức lễ giỗ gần giống như lễ hội cúng đình (Lễ Kỳ Yên) ở Nam bộ và trong khu vực Tây Ninh. Phần Hội trong lễ hội Quan lớn Trà Vong rộn ràng mang tính dân gian đậm nét như múa hát, múa lân, biễu diễn võ thuật, đờn ca tài tử - cải lương…
In Tay Ninh, worshipping Tra Vong Great Mandarin has long been a special form of folk beliefs. Up to now, the anniversary of Mr.Huynh Cong Gian – Tra Vong Great Mandarin every year has become a real folk festival with the participation of many people inside and outside the locality, held on the 15th and March 16th lunar year every year. On the festival, many places hold the opera singing and various forms of cultural and folk activities bearing bold national and culcural identity. The death anniversary ceremony is almost like the communal ceremony (Ky Yen Ceremony) in the south and in the Tay Ninh area. The festival part in the festival of Tra Vong Great Mandarin is bustling with bold folk features such as singing, dancing, lion dance, martial arts performance, don ca tai tu – cai luong, etc.

Hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương. Cách thành phố Tây Ninh 38km về phía Đông.
          Hồ Dầu Tiếng là một trong những điểm tham quan ở Tây Ninh khá nổi tiếng. Đây là hồ nước nhân tạo lớn nhất tại nước ta cho tới thời điểm hiện tại. Công trình được xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước, đây cũng là điểm du lịch được nhiều dân phượt biết đến bởi phong cảnh yên bình, thơ mộng.

         Ngoài ra, đây cũng là điểm sở hữu hệ sinh thái độc đáo và nhiều cảnh đẹp Tây Ninh giúp cho bạn thoải mái check in và ghi lại những bức hình kỷ niệm đẹp nhất. Đến với điểm du lịch Hồ Dầu Tiếng, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, non nước, đất trời vô cùng yên bình và thơ mộng. Các ghềnh đá xung quanh, ốc đảo nhỏ trên hồ sẽ là địa điểm check in lý tưởng cho bạn và người thân. 

Cửa khẩu Quốc tế MỘC BÀI

Mộc Bài là cửa khẩu Quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam, trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại, du lịch với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại. Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường Xuyên Á (Con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây, Trung Quốc). Theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70km và Thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia 170km.
Moc Bai is the largest international roadway border gate in the South on the Vietnam – Cambodia mainland border. Moc Bai International Border Gate is not only a gateway of Tay Ninh province in the development of trade and tourism with Cambodia, but also plays an important role in building and developing an outward economy. Moc Bai International Border Gate has a special advantage because it is located on Trans-Asia road (The road starts from Myanmar, passes through Thailand, Laos, Vietnam, Cambodia and ends in Guanxi, China). Following this road, Moc Bai is only 70km from Ho Chi Minh City, Vietnam’s larget economic center, and 170km from Cambodia’s Phnom Penh capital.

Tháp cổ Bình Thạnh

ĐT786, Bình Thạnh, Trảng Bàng, Tây Ninh
       Tháp cổ Bình Thạnh sẽ là điểm đến giúp bạn có được nhiều trải nghiệm văn hóa lịch sử. Đây là tháp cổ có tuổi đời hơn 1000 năm. Khung cảnh tại đây khá thơ mộng, hoang sơ, bên cạnh đó, không gian cũng có phần thanh tịnh, tạo cho du khách sự thư thái khi ghé thăm.

         Đây là một công trình có ý nghĩa lịch sử lớn lao và là công trình di sản kiến trúc độc đáo. Tổng thể công trình này bao gồm ba tháp chính, tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 1 tháp chính được nguyên vẹn, 2 tháp còn lại chỉ còn dấu tích.

         Hệ thống công trình tại đây được chạm khắc tinh tế, đậm nét cổ điển. Bên cạnh giá trị lịch sử, đây còn là điểm đến giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, tôn giáo của người xưa. Nhiều bạn trẻ đã ghi lại những tấm hình check in độc đáo, lạ mắt khi đến tham quan công trình này. 

Trung tâm giải trí CÀ NA

Tọa lạc tại số 50 đường Lý Thường Kiệt, khu phố 4, thị xã Hòa Thành. Đây là khu phức hợp kết hợp mô hình thương mại và vui chơi giải trí như: Hội nghị tiệc cưới, Eden Café, Karaoke, Gym, Tennis, Hồ bơi, Khu vui chơi thiếu nhi.
Located at 250 Ly Thuong Kiet, quarter 4, Hoa Thanh Town. This is a complex combining commercial and entertainment models, such as Weding, Conference, Eden Café, Karaoke, Gym, Tennis, Swimming, Pool and Children’s Play Area.

Khu du lịch LONG ĐIỀN SƠN

          Khu du lịch Long Điền Sơn cách thành phố Tây Ninh khoảng 5km, được xem là một trong những khu du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài tỉnh trong những năm gần đây. Khu du lịch hoạt động sôi nổi với nhiều dịch vụ du lịch nhà hàng, cà phê, tổ chức nhiều sự kiện, nhất là vào các dịp lễ, Tết với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, khu du lịch Long Điền Sơn còn có công viên nước với nhiều trò chơi rất hấp dẫn, thu hút nhiều du khách, nhất là trẻ em vào những dịp cuối tuần.
       Long Dien Son Tourist Site, about 5km from Tay Ninh city, is considered as one of the ideal tourist resorts for tourists inside and outside the province in recent years. The tourist side is active with many tourist services, restaurants, coffee, organizes many evnets, especially on holidays, New Year with many entertainment activities, serving tourists inside and outside the province. Besides, Long Dien Son tourist site also has a water park with many attractive games, attracting many tourists, especially children at weekends.
Welcome To Tây Ninh

KHÁCH SẠN & ĂN UỐNG

Chỉ cần chạm vào là đến khách sạn mình cần!
Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Melia Vinpearl Tay Ninh

New City Hotel

Khu phố 1, Phường 3, Tây Ninh
Thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh

Golden Central Hotel

Khách sạn Vườn Cau

Khu phố 3, phường 4, Tây Ninh

Blue Star Hotel

Đường 22/12, Trảng Bàng, Tây Ninh

Mai Vy Hotel

150 Đường 30/4, KP4, Phường 3, Tây Ninh

Sunrise Hotel

81 Hoàng Lê Kha, Phường 3, Tây Ninh

Victory Hotel

Số 255, Đường 30/4, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Cửa hàng CÔ ÚT

Cửa hàng CÔ ÚT - chuyên cung cấp các loại muối, bánh tráng đặc sản Tây Ninh, các món ăn vặt ...tại 81 Hoàng Lê Kha (trước Khách sạn Sunrise)
Nhân dịp khai trương, CÔ ÚT giảm 10% ạ 😊 
(Từ 20/8 đến 25/8)
☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️☘️

Nhà hàng Beer Club Z70

LÝ DO Z70 LÀ ĐIỂM ĐẾN VUI CHƠI BUỔI TỐI TẠI TÂY NINH
Vị trí đắc địa ngay trục đường trung tâm thành phố Tây Ninh. Sở hữu không gian rộng lớn hơn 1.200m2 chỉ một sảnh trung tâm duy nhất, luôn luôn mát lạnh, giao điện đẳng cấp, sức chứa lên đến 1.000 khách mỗi đêm. Mệnh danh Nhà hàng Beer Club lớn nhất Việt Nam phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng từ người dân địa phương ( Gia đình, hội bạn, cơ quan) hay khách du lịch đến từ mọi miền tổ quốc.

- Giá vé chỉ 550k/người, trẻ em từ 90cm - 120cm chỉ 250k/bé, FREE vé cho các bé dưới 90cm;
- HAPPY DAY (Thứ 3, Thứ 4 hàng tuần) giá vé người lớn chỉ 350k/người, trẻ em từ 90cm - 120cm chỉ 200k/bé, FREE vé cho các bé dưới 90cm;

+ Buffet ẩm thực với hơn 30 món ngon Á-Âu đa dạng, các món chay/healthy đáp ứng nhu cầu mọi thực khách;
+ Buffet uống thả ga, Z70 phục vụ buffet bia uống không giới hạn hơn 5 loại bia thượng hạng, cocktail đủ vị, trà sữa, nước ngọt, nước ép trái cây đến nước suối,...;
+ Hệ thống âm thanh ánh sáng đẳng cấp quốc tế, với dàn loa được may đo chuyên biệt bởi MAXO Audio và dàn ánh sáng hơn 1.000 cây đèn sân khấu MAXO Lighting cùng khung nâng hạ tự động huyền ảo.
+ Loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc cùng dàn Line-up tài năng, visual cháy bỏng đến từ Tp.HCM

Đặt bàn vị trí đẹp mỗi tối tại Z70 qua số 0888 60 7070.
Chúc bạn tận hưởng những giây phút tuyệt vời, thưởng ngoạn "xứ Tây" theo một cách thật khác biệt.
_________________
NHÀ HÀNG - BEER CLUB Z70
- Thời gian hoạt động: Từ 17h - 0h00 hàng ngày
- Địa chỉ: Số 25 Đại Lộ 30/4, Phường 3, Thành phố Tây Ninh.
- Hotline: 0888 60 70 70

Rừng Chàng Riệc

Đường 793, Ấp Bàu Bền, Xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên, Tây Ninh. 
         Nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm, tham quan các điểm đến di tích lịch sử thì địa điểm du lịch Tây Ninh rừng Chàng Riệc sẽ là một lựa chọn thú vị. Đến với địa điểm này, bạn sẽ được trải nghiệm thư giãn với không khí thiên nhiên mát lành, khám phá xung quanh những cây cổ thụ. Ngoài ra, âm thanh tiếng chim, tiếng gió bên tai cũng sẽ giúp bạn cảm giác yên bình thư thái hơn rất nhiều.

        Với những du khách đang tìm các tour du lịch Tây Ninh, du lịch phượt Tây Ninh, rừng Chàng Riệc sẽ là điểm đến mang lại cho bạn sự yên bình giữa màu xanh bát ngát. Tại đây, bạn cũng sẽ hiểu hơn về các điểm căn cứ cách mạng một thời gian khổ của dân tộc ta.


Chùa Thiền Lâm (Chùa Gò Kén) 

Quốc lộ 22B, Long Thành Trung, Hòa Thành, Tây Ninh.
          Chùa Thiền Lâm (chùa Gò Kén) là ngôi chùa có hơn 100 năm tuổi. Ngôi chùa này được xây dựng sớm nhất tại Tây Ninh. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo với nhiều nét du lịch tâm linh thu hút du khách tham quan khi đến với tỉnh thành này.

        Điểm đặc trưng của ngôi chùa đó chính là sự kết hợp văn hóa Đông và Tây, mang hơi hướng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trước sân chùa còn có tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bóng cây bồ đề yên ả giúp cho bạn cảm giác được sự thanh tịnh. Đây được xem là khu du lịch Tây Ninh lý tưởng dành cho những du khách đang tìm kiếm điểm du lịch chùa chiền, xua tan đi sự mệt mỏi, áp lực của cuộc sống. 

Nhà hàng Phước Lạc Duyên

482-484 Điện Biên Phủ, KP Hiệp Thạnh, P Hiệp Ninh, TP Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh,
Số 22, Lý Thường Kiệt, Hiệp Định, Hiệp Tân, Hòa Thành Tây Ninh.

TRUNG TÂM DỊCH VỤ & GIẢI TRÍ CANA

Hoang Minh Restaurant 3
Bánh Canh Hoàng Minh III cơ sở 1

QL22 Khu Phố Tân Lộc, Phường Gia Lộc, Tân Lộc, Trảng Bàng, Tây Ninh

Ẩm thực Sông Quê

Trần Hưng Đạo, Phường 1, Tây Ninh
29, QL22, ấp tân lộc, Trảng Bàng, Tây Ninh

Bánh canh 5 Dung

Bò tơ 5 Sánh

QL22B, Hiệp Trường, Hoà Thành, Tây Ninh

Bò tơ 6 Tâm

68 Nguyễn Trãi, Phường 4, Tây Ninh

SÂM BÀ ĐEN

Ấp Tân Trung, xã Tân Bình, Tp.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Phương Linh Garden

134D Bời Lời, Ninh Sơn, Tây Ninh

Sen 7 Quán

Hẽm 6/101 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Tây Ninh
Số 10 Nguyễn Văn Bạch, Phường 3, Tây Ninh

Hải sản Lưới Biển

Welcome To Tây Ninh

KHÁCH SẠN & ĂN UỐNG

Chỉ cần chạm vào là đến quán ăn mình cần!

Cà phê Trung Nguyên
E- Coffee Tây Ninh

82 Nguyễn Thái Học, Phường 3, Tây Ninh
Hotline: 0913.636.150 - 0947.823.457

Yến Sào Sơn Khang

MG2-18 Vincome Tây Ninh, phường 3, tp Tây Ninh, Tây Ninh.
Hotline: 0913.636.150 - 0979.452.288

La's Famstay

Đường tỉnh 787, Hưng Thuận, Trảng Bàng, Tây Ninh

CAFE - CƠM NIÊU RỪNG DẦU ( sau lưng ngân hàng ACB )

Số 66 Trương Tùng Quân Kp5,P3 TP. Tây Ninh tỉnh Tây Ninh
ĐT: 0909113979 - TRANG
LIÊN HỆ

Gửi đi

http://tayninhtv.vn/

LIÊN HỆ

Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh
Phòng Dịch vụ - Quảng cáo
ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG
Hotline: 02763.822343
Số 322 Đường 30/4, P3,Tp.Tây Ninh
Email: quangcaottv11@gmail.com
THỜI GIAN LÀM VIỆC
 Thứ 7: 7:30AM đến 11AM
Thứ 2 - Thứ 6: 7:30AM đến 5PM
Chủ nhật: Nghỉ

LIÊN HỆ

TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
TAY NINH TOURISM PROMOTION INFORMATION CENTER
http://tayninhdulich.vn
ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG
Hotline:0276 3922 747
Số 281-283, đường CMT8, Kp 2, phường 2, Tp. Tây Ninh, Tây Ninh.
Email: tpictayninh@gmail.com
THỜI GIAN LÀM VIỆC
 Thứ 7: 7:30AM đến 11AM
Thứ 2 - Thứ 6: 7:30AM đến 5PM
Chủ nhật: Nghỉ
" Tôi rất hài lòng về sản phẩm dịch vụ của bạn. Hy vọng chúng ta có nhiều cơ hội làm việc với nhau hơn "
Trịnh Lan, Giám đốc kinh doanh
Bảo hiểm Prudential
" Tôi rất hài lòng về sản phẩm dịch vụ của bạn. Hy vọng chúng ta có nhiều cơ hội làm việc với nhau hơn "
Trịnh Lan, Giám đốc kinh doanh
Bảo hiểm Prudential

ARE YOU READY ?

ĐĂNG KÝ NGAY

CLICK THE BUTTON AND PLAN YOUR AMAZING TRIP WITH US NOW